Sốt xuất huyết hiện nay xảy ra quanh năm, gặp ở cả trẻ em và người lớn, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh cần đi khám và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh sốt xuất huyết thuộc thể nhẹ thì bệnh nhân có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà: nghỉ ngơi và uống nhiều nước bù điện giải, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Nếu xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như: mệt mỏi li bì, đau bụng nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu đỏ, ra máu âm đạo, đại tiện phân đen… bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị. Sốt xuất huyết Dengue nếu điều trị không đúng cách có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, xuất huyết nội tạng - não, rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết nếu được điều trị sớm bằng Y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền sẽ giúp phòng bệnh chuyển biến nặng, rút ngắn cơn sốt, phòng chống và giảm tình trạng xuất huyết, mau chóng phục hồi tiểu cầu, nhanh khỏi bệnh, giảm ngắn thời gian điều trị.

Giai đoạn sốt (ngày thứ 1-5 của bệnh)

- Ưu điểm Y học hiện đại: Giúp hạ sốt nhanh chóng, bù điện giải qua đường uống hoặc truyền dịch tùy theo mức độ bệnh và chỉ định bác sĩ, kiểm soát phòng chống sốc và tình trạng thoát huyết tương, tràn dịch và sốc

- Ưu điểm Y học cổ truyền: Giảm ngắn cơn sốt, cắt sốt tốt hơn khi thuốc y học hiện đại không đáp ứng, hạn chế tác dụng phụ với gan khi dùng hạ sốt lâu dài, phối hợp thuốc y học cổ truyền giải quyết các triệu chứng đi kèm đau đầu, đau khớp, nôn…

Giai đoạn xuất huyết hạ tiểu cầu (ngày thứ 3-7 của bệnh)

- Ưu điểm Y học hiện đại: Điều trị kịp thời các tình trạng xuất huyết, phòng chống tình trạng thoát huyết tương, sốc suy tạng, hạ canxi máu…

- Ưu điểm Y học cổ truyền: Phối hợp các thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng chảy máu và các biến chứng đi kèm, giúp tiểu cầu sớm phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị.

Giai đoạn phục hồi (ngày thứ 7-10 của bệnh)

- Giai đoạn này người bệnh có cảm giác thèm ăn, tiểu nhiều hơn, tuy nhiên có thể còn mệt mỏi,chân tay đau nhức, ăn kém, đau khớp, rụng tóc, ngứa nhiều, trí nhớ suy kém kéo dài, y học hiện đại chưa giải quyết hiệu quả vì vậy

- Giai đoạn này người bệnh nên dùng thêm các thuốc y học cổ truyền có tác dụng bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bài độc giúp phòng ngừa và giải quyết tốt các triệu chứng nêu trên.

 “Cao lỏng tăng dịch chỉ huyết HN” là bài thuốc kinh nghiệm các chuyên gia Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, được kiểm chứng nghiên cứu qua nghiên cứu lâm sàng  Có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết, dưỡng âm sinh tân nhuận táo giúp bệnh nhân hạ sốt nhanh, giảm đau đầu, đỡ mệt mỏi, giảm xuất huyết, nhanh hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị.

- Bài thuốc gồm: Kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, rễ cỏ tranh, gừng, sài đất, sinh địa hoàng, bồ công anh, hòe hoa, trắc bách diệp, mạch môn, đẳng sâm, cối xay… là những thảo dược quý từ thiên nhiên.

Tổ truyền thông