Vậy mùa đông nên tẩm bổ như thế nào. Tùy vào tình trạng của mỗi cơ thể, y học cổ truyền có bí quyết thích hợp

Ôn bổ Thích hợp người cơ thể suy nhược hay ốm, chân tay hay lạnh. Cần sử dụng các vị ôn ấm và ngâm chân dưỡng thận: Long nhãn, nhục quế, đỗ trọng, kỷ tử, sinh khương, các vị thuốc nam như lá lốt. Các vị có thể phối hợp hầm cùng: thịt bò, thịt gà, thịt dê, lá hẹ, hành tươi. Bài thuốc giúp nuôi dưỡng khí, bảo vệ thận khí Bệnh viện: bổ trung ích khí thang, thuốc ngâm chân; Đau nhức xương khớp dùng chế phẩm Cao Thống tý
Bình bổ Thích hợp với mọi đối tượng. Các thuốc có thể dùng lâu dài kết hợp ngâm chân dưỡng thận: sơn dược, ngân nhĩ, mộc nhĩ, đỗ đen, táo đen, vừng đen, bố chính sâm, tác dụng vùa bổ phổi và bổ thận. Bài thuốc bệnh viện giúp bạn: quy tỳ hoàn, chè sen cúc
Lương bổ Thích hợp với đối tượng táo nhiệt. Nên sử dụng vị thuốc và thực phẩm sinh tân thanh nhiệt: ý dĩ, bạch linh, thiên hoa phấn, sa sâm. Thực phẩm lựa chọn: củ cải trắng, bí xanh, cải thảo. Bài thuốc thích hợp: hoàn lục vị. Nếu nhiệt hạ hỏa gây trĩ bạn có thể dùng: chè ngâm trĩ 

Các bài thuốc đông y tại bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội giúp điều trị các bệnh lí và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông. 

Huyệt quan nguyên

Vị trí: dưới rốn 3 thốn (như hình)

Cách day: làm nóng làm bàn tay sau đó xoa day nhẹ vùng xung quay huyệt theo chiều kim đồng hồ từ 2-3 phút hoặc đến khí cảm thấy ấm nóng huyệt, ngày 3-4 lần. Có thể dùng khăn nóng hoặc ngải cứu để hơ nóng hàng ngày

Tác dụng: bổ thận, tráng dương, nâng cao hệ miễn dịch, ngừa đau xương khớp, ổn định nhịp tim, phòng tránh đột quỵ, hỗ trợ điều trị các bệnh lý nam khoa và phụ khoa

Huyệt hợp cốc

Vị trí: giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, hợp cốc nằm gần cuối của rãnh xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ.(như hình)

Cách day: dùng ngón cái bàn tay còn lại day tròn theo chiều kim đồng hồ 2-3 phút hoặc cảm thấy nóng vùng huyệt và mặt, hoặc dùng ngải cứu hơ nóng vùng huyệt

Tác dụng: tăng cường khí huyết, ổn định tinh thần, bảo vệ dương khí phòng ngừa các bệnh đầu mặt, vai gáy, cảm cúm do lạnh, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày...

Huyệt dũng tuyền

Vị trí huyệt dũng tuyền là huyệt đạo thấp nhất trên cơ thể và là huyệt đạo duy nhất của lòng bàn chân, giữa xương cổ chân thứ 2 và thứ 3, trên xương bàn chân, trong hõm hình thành ở điểm nối của 1/3 trước và 1/3 giữa của lòng bàn chân trong chỗ lõm hình thành trong quá trình gập của ngón chân

Có thể day, vỗ vào huyệt hoặc ngâm châm thuốc bắc

Tác dụng: bảo vệ và tăng cường thận khí, an thần, phát tán khí mạnh bảo vệ và chữa bệnh trong và ngoài cơ thể: đau đầu chóng mặt do tăng huyết áp, co giật do sốt cao, rối loạn cảm xúc (lúc cáu giận, lúc sợ hãi), phục hồi ý thức do hôn mê...

Ths.Bs. Hoàng Vũ Long