Trong những tháng đầu năm 2023 vừa qua, rất nhiều bệnh nhân đã tái nhiễm Covid19 lần 3,4. Kèm các triệu chứng hậu COVID dai dẳng nhiều ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày. Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn bạn cách phòng và điều trị các triệu chứng trên (kỳ 1)

Vậy hội chứng hậu Covid là gì?

Hậu COVID là các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài >12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác, không chỉ xảy ra ở những bệnh nhân nặng hay lớn tuổi có bệnh nền, mà còn ghi nhận ở người trẻ từ 20 đến 40 tuổi bệnh nhẹ, không bệnh nền. Thậm chí có trường hợp F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thoáng qua trong giai đoạn mắc COVID-19 không nhập viện cũng gặp phải các triệu chứng dai dẳng. Theo WHO hiện có hơn 200 triệu chứng hậu COVID 19 đã được thống kê, các triệu chứng thường gặp nhất thường liên quan đến hệ hô hấp như

- Khó thở: là triệu chứng hay gặp (14-36%), có thể nhẹ cảm giác hụt hơi, tăng khi gắng sức, hoặc nặng hơn, khó thở thường xuyên, giảm oxy máu (khi có tổn thương di chứng xơ phổi).

- Ho kéo dài: là triệu chứng hay gặp (7-34%) thường biểu hiện từ giai đoạn cấp tính đã khỏi hoặc kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó,

- Đau ngực, cảm giác khó chịu trong lồng ngực, thường không có điểm đau khu trú, xuất hiện ở 10-22% các trường hợp

- Xơ phổi sau COVID-19: là di chứng sau tổn thương phổi, chủ yếu gặp ở người bệnh nặng, sau thời gian điều trị tại khoa cấp cứu/ICU hồi phục ra viện, thường kèm theo giảm chức năng phổi và khả năng khuếch tán khí tại phổi, xuất hiện ở 3 -8% các trường hợp.

- Một số triệu chứng ít gặp khác: khó phát âm (1-3%), đau họng (2-5%), 

Trong bài viết lần này, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn các bạn sử dụng các bài thuốc YHCT, thuốc Nam hiệu quả đã được áp dụng trên lâm sàng tại Bệnh viện:

* Nếu bạn ho khạc nhiều đàm, tiếng ho trầm đục, đàm trắng dính nhớp, hay đặc đục hay trong loãng, ho khạc đàm nhiều buổi sáng hoặc tối nằm, sau khi khạc đàm thì giảm ho, kèm nặng ngực, đầy bụng, buồn nôn ăn kém, bụng chướng đại tiện phân lỏng nát, sử dụng bài thuốc sau: Nhị trần bình Vị tán phối hợp Tam tử dưỡng thân thang (Hàn thị y thông)

Trần bì 06g                                  Bán hạ 06g

Bạch linh 06g                              Thương truật 12g

Cam thảo chích 03g                     Hậu phác 09g

Lai phục tử 09g                            Tô tử 09g

- Cách dùng: Sắc uống, ngày 01 thang sau ăn, 7 ngày một liệu trình

* Nếu bạn ho khan lâu ngày sử dụng các vị thuốc nam sau

Rau má 20g                              Tang bạch bì (sao mật) 16g

Lá chanh 12g                            Trúc diệp ( Lá tre) 12g

Cam thảo đất 08g                     Quả dành dành (sao vàng) 8g

- Cách dùng: Sắc uống, ngày 01 thang sau ăn, 7 ngày một liệu trình

* Bài thuốc nâng cao thể trạng phòng ngừa các triệu chứng hậu COVID 19

Sâm linh bạch truật tán

Thành phần:
Đảng sâm 12g Bạch biển đậu 10-12g
Hoài sơn 12g Liên nhục 10-12g
Bạch truật 12g Cát cánh 6-8g
Phục linh 12g Sa nhân 6-8g
Ý dĩ 10-12g Cam thảo 12g

- Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

- Cách dùng, liều dùng:

+ Dạng thuốc sắc: dùng mỗi vị với hàm lượng từ 8-12g, khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc uống 1 thang/ngày, uống lúc ấm chia đều 2 lần sau ăn sáng chiều.

+ Dạng bột: Mỗi lần uống 8-12g, hãm với 150ml nước nóng, mỗi ngày uống 2 lần.

+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Trên thực tế điều trị, để được hiệu quả tốt nhất người có triệu chứng ho dai dẳng cần kết hợp nhiều phương pháp y học cổ truyền như châm cứu, nhĩ châm, xoa bóp bấm huyệt, hoặc kết hợp Y học hiện đại. Vì vậy Hãy đến Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội để được các chuyên gia tư vấn điều trị, phục hồi trong thời gian ngắn giúp tiết kiệm chi phí và thời gian

Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng II, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về Y học cổ truyền của toàn thành phố Hà Nội. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, phối hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, trở thành địa chỉ uy tín, đảm nhận nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Thủ đô.

Tài liệu tham khảo: Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm.Covid 19 ở người lớn - Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2022.

Tổ truyền thông COVID -19